Đường chỉ báo MACD là một trong những chỉ báo quan trọng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán, cổ phiếu, tài chính. Nó biểu hiện tín hiệu mua/bán cổ phiếu, xác định độ mạnh của xu hướng, xác định đỉnh đáy của cổ phiếu.

I. Đường chỉ báo MACD là gì?

MACD là từ viết tắt của Moving Average Convergence Divergence – Trung bình động hội tụ phân kỳ. Cho biết tính phân kỳ và hội tụ của đường trung bình động (MA).Đây là một đường chỉ báo kỹ thuật được tạo ra bởi nhà phát minh Gerald Appel vào năm 1979.

 Đường MACD  thể hiện:

  • Tín hiệu mua bán cổ phiếu
  • Xác định độ mạnh của xu hướng

II. Cách tính toán của đường chỉ báo MACD

Đường chỉ báo MACD được tính bằng cách:

Đường MACD = EMA (12) – EMA (26)

Trong đó:

  • EMA (12), EMA (26) là đường trung bình động tính theo lũy thừa tương ứng 12 ngày và 26 ngày.
  • Đường EMA(9): Gọi là đường tín hiệu của MACD (Đường Signal)
  • Đường biểu đồ MACD: là đường MACD
  • Đường MACD Histogram = Đường MACD – EMA(9)(Đường Signal)

III. Cách vẽ đường chỉ báo MACD

Hiện tại, thời kỳ 4.0 thì chúng ta không nhất thiết vẽ đường MACD nữa. Khi sử dụng sẽ mặc định có luôn MACD gồm chỉ số EMA(12) & EMA (26 ), chúng ta không cần vẽ thêm hoặc sửa chữa để tránh sai số.

đường chỉ báo macd

IV. Ý nghĩa của đường MACD trong đầu tư (áp dụng trong chứng khoán)

Dấu hiệu mua MACD

 

Tín hiệu mua: Khi đường MACD(đường màu xanh) cắt từ dưới lên đường EMA (9) đường trung bình động, tức MACD Histogram chuyển từ âm qua dương.

Tín hiệu bán: Khi đường MACD(đường màu xanh) – cắt từ trên xuống đường EMA (9) đường trung bình động màu đỏ, tức MACD Histogram chuyển từ dương qua âm.

dấu hiệu bán MACD

Hướng dẫn F0 mở tài khoản 24/7, hướng dẫn và phân tích kỹ thuật nhập môn chứng khoán đầu tư hiệu quả. Đăng Ký Tại Đây

Đường MACD cắt đường trung tâm (Zero)

MACD cắt đường zero thể hiện sự thay đổi trong động lượng(phía trên là dương, bên dưới âm). Có đà tăng khi MACD là dương và động lượng giảm khi nó âm.

Khi cắt lên ở vùng âm thì báo hiệu 1 xu thế tăng mạnh hoặc ngược lại

Sự hội tụ của MACD:

Thường thì 1 cổ phiếu đi lên thì đường MACD cũng đi lên, và khi giá cổ phiếu đi xuống thì đường MACD cũng đi xuống. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy, khi đó sẽ xảy ra phân kỳ hoặc hội tụ. Đường MACD sẽ cho ra cảnh báo mua hoặc sớm hơn đường MA

Sự phân kỳ MACD là gì?

Hai đường đi theo hướng hướng xa nhau. Giá cổ phiếu đi lên nhưng đường MACD đi xuống – Đó gọi là phân kỳ.

Khi đó giá tăng nhưng động lực tăng giá cổ phiếu không còn mạnh còn mạnh và đường MACD đi xuống, dấu hiệu cảnh báo là cổ phiếu sẽ đảo chiều từ tăng giá sang giảm giá.

Khi xuất hiện phân kỳ xảy ra, NĐT cân nhắc việc bán cổ phiếu ra dựa vào tín hiệu phân tích kỹ thuật, như hướng dẫn bán ở phía trên của đường MACD.

VI. Đường chỉ báo MACD lưu ý những gì?

Zero Crossover: Là việc đường MACD giao với đường trục ngang. Thời điểm đường chỉ báo xanh, đỏ ở biểu đồ ban đầu, nhằm xem xét để mua bán cổ phiếu được thuận lợi và hiệu quả. Khi chuyển từ âm sang dương tức tăng giá, và chuyển từ dương sang âm sẽ giảm giá.

Lưu ý về thời gian: Bạn nên xem xét trục đồ thị dài hạn sang ngắn hạn, nhằm phát huy hiệu quả nhất, nếu giao dịch hàng ngày có thể xài nến tuần, hoặc kéo dài thời gian để cho kết quả lớn nhất.

Tín hiệu nhiễu và nguyên lý xác suất: NĐT thường thua lỗ vì cứ đinh ninh rằng cổ phiếu hình thành chỉ báo thì mua/bán nhưng nhiều khi tín hiệu bị nhiễu dẫn đến thua lỗ. Hoặc thấy tín hiệu đúng mua vào, nhưng cổ phiếu giảm thì điều đó cũng bình thường, bạn cần có nguyên lý cắt lỗ nữa.

Bài viết trên đây tôi đã giới thiệu cho nhà đầu tư về đường chỉ báo MACD, rất hy vọng các nhà đầu tư, thành công trong Việc đầu tư. Để được hỗ trợ đầu tư, phân tích các mã cổ phiếu có giá trị các nhà đầu tư hãy tham gia vào Group: Tại đây